Tinh hoàn ẩn có con được không

Nguyên nhân và những trường hợp hay gặp tinh hoàn ẩn:

Các trường hợp hay gặp tinh hoàn ẩn là do sinh non hoặc do từ khi sơ sinh đã bị rồi. Nên vậy bố mẹ phải là người để ý và phát hiện ra để kịp thời có phương pháp chữa kịp thời.
– Trường hợp trẻ sinh non thì có tầm 30% trường hợp gặp tinh hoàn ẩn và trong tỉ lệ này thì có khoảng 70% trường hợp tinh hoàn sẽ tự xuống bìu trong những tháng đầu những tháng sau thì tỉ lệ xuống ít hơn dần.

CÁCH NHẬN BIẾT TINH HOÀN ẨN

đơn giản nhất là sờ bìu của bé khi đứng mà không thấy tinh hoàn. Khi bé nằm, sờ lên vùng bẹn có thể thấy có một khối cộm nhỏ di động.

Tinh hoàn ẩn cần được phát hiện sớm và điều trị sớm để lâu mới điều trị thì tỉ lệ sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh và rất dễ bị vô sinh nếu không được điều trị sớm. Và cũng cần thiết phải phẫu thuật để hạ tinh hoàn xuống vì nếu để tinh hoàn ẩn thì tỉ lệ ung thư sẽ tăng cao gấp 10 lần so với bình thường.

KHẢ NĂNG CÓ CON KHI BỊ TINH HOÀN ẨN
– Khả năng có con khi bị tinh hoàn ẩn phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phẫu thuật hiện trạng tinh hoàn và sự hồi phục của tinh hoàn sau khi phẫu thuật. Nếu được phẫu thuật sớm tinh hoàn chưa bị teo chưa bị thoái hóa thì khả năng sinh tinh và làm việc bình thường thì khả năng có con tự nhiên là hoàn toàn bình thường
– Trong trường hợp tinh hoàn đã bị tổn thương và khả năng hồi phục không được hoàn toàn như bình thường thì tùy vào tình trạng hiện tại của tinh hoàn sẽ xem xét phương pháp chữa và khả năng có con lúc này phụ thuộc rất nhiều và sự hồi phục của tinh hoàn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ TINH HOÀN ẨN
– Tùy vào vị trí của tinh hoàn mà sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau để điều trị có thể là dùng tiểu phẫu, nội soi, đẩy…
=> mục đích là đưa tinh hoàn về đúng vị trí dưới bùi và cung cấp đủ máu đủ ô xi, dinh dưỡng để tinh hoàn làm việc bình thường.

Thường tinh hoàn làm việc bình thường tại nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1 đến 2 độ đó là tại bìu.

Cấu tạo tinh hoàn:

– Ở tuổi trưởng thành, mỗi tinh hoàn trung bình nặng 20 – 25g, khi về già, có nhẹ hơn một ít, phần lớn tinh hoàn phải nặng hơn bên trái.

– Tinh hoàn có hình bầu dục.
– Trung bình mỗi tinh hoàn có kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, nặng khoảng 20 – 25 g.
– Tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy có từ 2 – 4 ống sinh tinh xoắn.

Chức năng của tinh hoàn

– Chức năng nội tiết: tinh hoàn còn có một chức năng quan trọng khác là bài tiết hormon sinh dục nam (chủ yếu là testosteron), quyết định các đặc tính của giới nam và điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.

– Chức năng ngoại tiết: tinh hoàn là nơi sản xuất ra tinh trùng. Mỗi ngày, hai tinh hoàn của một người đàn ông trẻ tuổi có khả năng sản sinh khoảng 120 triệu tinh trùng. Một lượng nhỏ được dự trữ trong mào tinh hoàn nhưng phần lớn tinh trùng được dự trữ ở ống dẫn tinh.
Như vậy tất cả những bất thường về cấu tạo hay những trục trặc liên quan đến tinh hoàn có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe sinh sản ở nam giới.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay